1. Blog/
  2. Các hoạt động của Cybersoft

Từ 2023 – 2025, Việt Nam sẽ thiếu hụt từ 150.000 – 200.000 lập trình viên mỗi năm – Năng lực IT Việt thuộc Top đầu khu vực

3.349 Lượt xem

Sự phát triển mạnh mẽ của việc áp dụng công nghệ và chuyển đổi số tại nhiều lĩnh vực đã thúc đẩy nhu cầu nhân lực ngành công nghệ thông tin tăng lên nhanh chóng. Tuyển dụng và giữ chân các chuyên gia Công nghệ đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp. Các nhà tuyển dụng cũng bắt đầu yêu cầu ứng viên có kỹ năng chuyên môn linh hoạt, tư duy lập trình vững vàng để vừa đáp ứng nhu cầu công việc vừa có khả năng thích ứng linh hoạt với sự thay đổi liên tục của thế giới công nghệ.


1. Nhu cầu nhân lực Công nghệ thông tin 2023 – 2025: Thiếu hụt lớn mặc suy thoái kinh tế

Dù mức lương và phúc lợi ngành công nghệ thông tin vẫn tiếp tục tăng và vượt xa mức trung bình, nhưng việc tìm kiếm các chuyên gia IT vẫn là vấn đề đau đầu đối với doanh nghiệp. Dự báo giai đoạn từ 2023 đến 2025, Việt Nam dự kiến sẽ đối diện với sự thiếu hụt lên đến 150.000 đến 200.000 lập trình viên và kỹ sư công nghệ mỗi năm. Các nhà tuyển dụng cho biết, họ luôn cần đến các lập trình viên Back-end, Full-stackFront-end để vận hành doanh nghiệp một cách trơn tru. Top 5 ngôn ngữ lập trình được ưu tiên tuyển dụng nhiều nhất vẫn là: Javascript, Java, PHP, C#/.Net và Python.

Theo Báo cáo thị trường Công nghệ thông tin Việt Nam năm 2023, dự kiến đến năm 2025, Việt Nam sẽ cần thêm tới 700.000 nhân viên trong ngành Công nghệ thông tin. Tuy nhiên, hiện tại, số lượng lập trình viên tại Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 530.000 người.

Bất chấp suy thoái kinh tế, Back-End Dev và Javascript là vị trí công việc và ngôn ngữ lập trình được doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng nhiều nhất hiện nay

Thực tế, chương trình học Công nghệ thông tin ở các trường đại học ngày càng mở rộng và số lượng sinh viên tốt nghiệp hằng năm cũng gia tăng đáng kể. Vậy tại sao lại tồn tại sự chênh lệch này? Nguyên nhân chính nằm ở việc không cân bằng giữa trình độ của lập trình viên và yêu cầu thực tế của doanh nghiệp. Theo báo cáo, chỉ có khoảng 30% trong số hơn 57.000 sinh viên Công nghệ thông tin tốt nghiệp hàng năm thực sự đáp ứng được những kỹ năng và chuyên môn cần thiết cho công việc thực tế mà doanh nghiệp đặt ra. 70% còn lại cần phải được đào tạo thêm tại doanh nghiệp trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng để đạt được hiệu suất làm việc tương xứng.

2. Bên cạnh kỹ năng chuyên môn, ngoại ngữ và kỹ năng mềm là những tiêu chí tuyển dụng thiết yếu

Bên cạnh khả năng lập trình, những kỹ năng mềm như khả năng tư duy linh hoạt, năng lực giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, và trình độ ngoại ngữ đóng vai trò quan trọng trong quá trình lựa chọn và đánh giá ứng viên từ phía nhà tuyển dụng.

Công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật đang trải qua biến động và thay đổi nhanh chóng, và sự tiến bộ không ngừng của công nghệ yêu cầu các lập trình viên phải có khả năng thích nghi nhanh và linh hoạt đối mặt với mọi biến đổi. Các lập trình viên cần liên tục nâng cao kỹ năng công nghệ và cập nhật kiến thức về các lĩnh vực mới và đột phá như Bảo mật Mạng, Quản lý DevOps, Trí tuệ nhân tạo và Học máy, Điện toán Đám mây.

Bên cạnh kỹ năng chuyên môn, khả năng tư duy và trình độ ngoại ngữ là yếu tố được nhà tuyển dụng xem trọng khi lựa chọn ứng viên

Những năm gần đây, lĩnh vực công nghệ thông tin Việt Nam đang là “miếng bánh ngon” cho các nhà đầu tư nước ngoài. Khảo sát cho thấy, năng lực Lập trình viên Việt Nam thuộc top 10 thế giới sau Mỹ, Anh, Pháp, thuộc top 2 chỉ sau Mỹ trong xếp hạng thế giới về khảo sát Freelancer tốt nhất. Theo đó, nhiều cơ hội việc làm, freelancer tại các công ty lớn, tập đoàn đa quốc gia, nhiều dự án lớn tại thị trường Châu Âu, Nhật Bản, Mỹ… các doanh nghiệp vẫn sẵn sàng trả lương cao để tuyển dụng Lập trình viên Việt Nam có trình độ cao.

Tham khảo lộ trình học Lập trình từ từ số 0 đến có việc – Biên soạn độc quyền mới nhất theo yêu cầu tuyển dụng doanh nghiệp, trang bị đủ skill để apply tại bất kỳ công ty hoặc doanh nghiệp nào tại ĐÂY!

200+

Đối tác

8500+

Học viên

92%

Có việc làm
sau khoá học

6

Chi nhánh

TOP
Messenger Icon