Là một fresher tester, bạn sẽ phải đối mặt với vô số lần “bị hành” bởi các loại bug khó hiểu. Bạn sẽ dễ dàng rơi vào trạng thái hoang mang như vừa bước vào một mê cung không lối thoát. Đó là khi bạn gặp phải con bug đầu tiên mà không biết phải làm gì. Đừng lo! Vì hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau trang bị những kỹ năng cần thiết để đánh bại bất kỳ con bug nào mà không khiến bản thân “ngủm củ tỏi”.
1. Đối mặt với bug đầu tiên: “Làm gì khi bạn gặp lỗi mà không biết phải làm sao?”
Bug đầu tiên mà bạn gặp có thể là một lỗi nhỏ, nhưng cũng có thể là một lỗi mà bạn chẳng biết bắt đầu từ đâu. Đây là một tình huống rất phổ biến với những tester mới vào nghề. Đừng hoảng sợ hay nản lòng. Dưới đây là những bước bạn có thể làm để xử lý bất kỳ bug nào một cách hiệu quả:
Bước 1: Đọc hiểu yêu cầu và thiết kế
- Trước khi bắt tay vào tìm bug, hãy chắc chắn rằng bạn đã hiểu yêu cầu và thiết kế của tính năng mà mình đang kiểm thử. Nếu không, bạn sẽ dễ dàng rơi vào trạng thái “ngơ ngác như nai vàng”.
Bước 2: Xác định loại bug bạn đang gặp phải
- Bug có thể là về UI, logic hoặc dữ liệu không khớp. Hãy phân loại để biết hướng xử lý phù hợp.
Bước 3: Chụp màn hình và viết log lại
- Dù lỗi có nhỏ đến đâu, hãy chụp lại màn hình và ghi chú lại tình huống xảy ra lỗi. Điều này sẽ giúp cho việc báo cáo và phân tích sau này trở nên nhanh chóng và có kinh nghiệm hơn.
Bước 4: Kiểm tra lại trong môi trường khác hoặc với dữ liệu khác
- Đôi khi bug chỉ xuất hiện trong một tình huống cụ thể. Hãy thường xuyên thử lại với các dữ liệu khác, trên các trình duyệt hoặc môi trường khác nhau để xác định rõ các tính chất của lỗi.
Bước 5: Thảo luận với developer nếu cần
- Đừng ngại ngùng khi hỏi developer, nhưng cũng đừng hỏi khi chưa thử mọi cách. Developer sẽ đánh giá cao nếu bạn chủ động tìm kiếm giải pháp.
- Luôn chủ động trong quá trình làm việc khi không rõ hãy hỏi developer. Nhưng trước khi xin ý kiến hãy chắc chắn rằng đã thử mọi cách trước khi hỏi. Developer sẽ đánh giá cao nếu bạn chủ động tìm kiếm giải pháp và có thể cung cấp thông tin cụ thể về lỗi.
- Việc gặp bug trong hành trình phát triển sự nghiệp là một phần không thể tránh khỏi, vì chỉ khi bạn gặp lỗi và sửa lỗi bạn sẽ có kinh nghiệm cho những lần sau.
2. Cách viết bug report đầu tiên của bạn: “Đừng để dev khóc thét!”
Viết bug report là kỹ năng cần thiết mà mọi tester cần nắm vững. Một bug report không rõ ràng sẽ khiến developer “đau đầu” tìm hiểu hoặc, tệ hơn nữa, bỏ qua luôn bug đó. Dưới đây là các thành phần cơ bản của một bug report hoàn chỉnh:
Tiêu đề (Title): Mô tả ngắn gọn nhưng rõ ràng về lỗi.
Mô tả (Description): Nêu rõ những gì xảy ra, hành vi thực tế và hành vi mong muốn.
Bước tái hiện (Steps to reproduce): Liệt kê từng bước cụ thể để tái hiện lỗi.
Kết quả mong đợi (Expected Result): Mô tả những gì bạn mong muốn sẽ xảy ra.
Kết quả thực tế (Actual Result): Mô tả những gì đã thực sự xảy ra.
Ví dụ thực tế:
- Tiêu đề: Nút “Đặt hàng” không hoạt động
- Mô tả: Khi tôi click vào nút “Đặt hàng” sau khi thêm sản phẩm vào giỏ hàng, không có phản hồi nào từ hệ thống. Trang web vẫn giữ nguyên và không có thông báo lỗi nào hiển thị.
- Bước tái hiện:
- Truy cập vào trang sản phẩm [đường dẫn đến trang sản phẩm].
- Thêm sản phẩm vào giỏ hàng.
- Click vào nút “Đặt hàng”.
- Kết quả mong đợi: Sau khi click vào nút “Đặt hàng”, một trang mới sẽ hiện ra để tôi điền thông tin thanh toán và địa chỉ giao hàng.
- Kết quả thực tế: Không có gì xảy ra sau khi click vào nút “Đặt hàng”. Trang web vẫn giữ nguyên giao diện.
Tip nhỏ: Khi bạn viết bug report, hãy viết sao cho developer chỉ cần đọc một lần là hiểu ngay. Đừng khiến bug report của bạn giống như câu đố mẹo.
3. Các loại bug phổ biến mà fresher thường gặp
Dưới đây là danh sách các loại bug mà fresher tester thường gặp nhất:
UI Bug (Lỗi giao diện người dùng):
UI bug liên quan đến cách hiển thị và tương tác của các yếu tố trên giao diện. Những lỗi này có thể bao gồm:
- Kích Thước và Vị Trí: Các button, textbox, hoặc hình ảnh có thể không được căn chỉnh đúng vị trí hoặc kích thước không đúng theo thiết kế. Điều này có thể khiến người dùng khó khăn trong việc tương tác với giao diện.
- Màu Sắc và Phông Chữ: Màu sắc có thể không đồng nhất hoặc không phù hợp với hướng dẫn thiết kế, gây khó khăn cho người dùng trong việc đọc nội dung.
- Hiệu Ứng và Phản Hồi: Các hiệu ứng khi người dùng di chuột qua các yếu tố giao diện có thể không hoạt động như mong đợi, dẫn đến trải nghiệm người dùng kém.
- Cách phát hiện: Kiểm tra từng yếu tố UI theo mockup thiết kế.
Functional Bug (Lỗi chức năng):
Logic bug là những lỗi xảy ra khi ứng dụng không thực hiện đúng chức năng đã được lập trình. Các lỗi này có thể gây ra nhiều vấn đề trong quá trình sử dụng. Ví dụ:
- Chức Năng Không Hoạt Động: Một nút “Submit” có thể không thực hiện chức năng gửi dữ liệu như mong đợi, dẫn đến người dùng không thể hoàn thành thao tác.
- Kiểm Tra Điều Kiện Không Đúng: Ứng dụng có thể không xử lý đúng các điều kiện, ví dụ như không cho phép người dùng đăng nhập với mật khẩu hợp lệ.
- Quy Trình Làm Việc Bị Gián Đoạn: Các bước trong quy trình, như thanh toán hoặc đăng ký, có thể không diễn ra đúng theo trình tự, gây nhầm lẫn cho người dùng.
- Cách phát hiện: Chạy thử các test case và kiểm tra từng chức năng nhỏ.
Performance Bug (Lỗi hiệu năng):
Performance bug là những lỗi liên quan đến hiệu suất của ứng dụng, có thể ảnh hưởng đến tốc độ, khả năng phản hồi và sự ổn định khi sử dụng. Những lỗi này không chỉ làm giảm trải nghiệm người dùng mà còn có thể dẫn đến tình trạng mất khách hàng, ảnh hưởng đến uy tín của sản phẩm. Dưới đây là một số loại performance bug phổ biến và cách phát hiện chúng.
- Thời gian tải trang chậm: Thời gian tải trang quá lâu là một trong những vấn đề hiệu năng phổ biến nhất. Người dùng hiện nay có xu hướng mất kiên nhẫn với các trang web tải chậm.
- Độ phản hồi chậm: vấn đề khi ứng dụng không phản hồi nhanh chóng với các thao tác của người dùng.
- Tình trạng kẹt hệ thống: khi ứng dụng không thể xử lý yêu cầu trong thời gian thực, có thể khiến người dùng phải chờ đợi lâu hoặc thậm chí bị treo ứng dụng
- Lỗi tài nguyên: việc sử dụng quá nhiều tài nguyên hệ thống, dẫn đến tình trạng ứng dụng không thể hoạt động ổn định.
- Cách phát hiện: Sử dụng các công cụ như JMeter hoặc LoadRunner để kiểm tra hiệu suất của ứng dụng dưới tải lớn.
Compatibility Bug (Lỗi tương thích):
- Trên Google Chrome và Firefox: Trang web hiển thị chính xác với tất cả các thành phần, nút bấm và hình ảnh hoạt động như mong đợi.
- Trên Internet Explorer: Một số nút bấm bị lệch, hình ảnh không hiển thị đúng kích thước, và chức năng lọc sản phẩm không hoạt động. Điều này làm cho người dùng không thể tương tác với trang như mong muốn.
- Cách phát hiện: Kiểm thử trên nhiều trình duyệt và thiết bị khác nhau.
4. Kết luận:
Gặp phải bug đầu tiên không có nghĩa là bạn yếu kém, mà là một cơ hội để bạn học hỏi và phát triển kỹ năng. Hãy cứ từ tốn xử lý từng bước như chúng ta vừa học, và bạn sẽ thấy mình tiến bộ qua từng ngày. Đừng quên theo dõi CyberSoft để học thêm nhiều kỹ thuật xịn sò khác tại https://cybersoft.edu.vn/
Và bạn có thể tham khảo thêm tài liệu có liên quan đến Tester tại:
1.Hành trình từ fresher đến master tester: https://cybersoft.edu.vn/hanh-trinh-tu-fresher-den-master-tester/