1. Blog/
  2. Các hoạt động của Cybersoft

Những Khó Khăn Mà Doanh Nghiệp ĐANG Gặp Phải Khi Bắt Đầu Thiết Kế Website Và Đâu Là GIẢI PHÁP Tối Ưu

453 Lượt xem

Trong thời đại số hóa hiện nay, việc quản lý và cập nhật website trở thành một thách thức lớn đối với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Dưới đây là những khó khăn phổ biến mà họ thường gặp phải và giải pháp hữu hiệu để giải quyết.

1. Thiếu kiến thức để quản lý và cập nhật website

Nhiều người chủ doanh nghiệp hoặc nhân viên phụ trách website không có nền tảng về lập trình, thiết kế web, SEO, marketing online. Bên cạnh đó, công nghệ web thay đổi nhanh chóng và nếu không thường xuyên cập nhật kiến thức về các thuật toán tìm kiếm mới hay xu hướng thiết kế web hiện đại, doanh nghiệp dễ bị tụt hậu so với đối thủ.

Thay vào đó cần nâng cao kiến thức toàn diện về quy trình vận hành hệ thống CMS ngay từ đầu, bao gồm tìm hiểu về domains, hosting, xây dựng và tích hợp các công cụ như Facebook, Zalo, Email, Hotline, và SEO cơ bản. Quan trọng hơn hết doanh nghiệp cần nắm vững kiến thức về UI/UX, giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng tỷ lệ chuyển đổi.

2. Doanh nghiệp thiếu thời gian cập nhật nội dung cho website

Hầu hết các doanh nghiệp thường phải tập trung vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi, dẫn đến việc ít có thời gian dành cho việc quản lý nội dung website. Việc liên tục tạo ra nội dung chất lượng, hấp dẫn và phù hợp với đối tượng khách hàng là một thách thức lớn đối với nhiều doanh nghiệp. Đồng thời, việc lên kế hoạch và thực hiện lịch biên tập nội dung một cách đều đặn đòi hỏi sự kiên trì và kỷ luật.

Áp dụng AI để viết content và xây dựng web tự động giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực, đồng thời nâng cao chất lượng nội dung và tối ưu SEO. Thực hành xây dựng web trên Elementor, một công cụ quản trị nội dung thân thiện và dễ sử dụng, giúp doanh nghiệp giảm bớt khó khăn trong việc làm quen với giao diện phức tạp.

3. Website gặp lỗi, link hỏng gây khó khăn cho doanh nghiệp

Website có thể gặp phải các lỗi kỹ thuật do nhiều nguyên nhân khác nhau, như lỗi code, lỗi cấu hình máy chủ, lỗi plugin hoặc bị tấn công bởi hacker, dẫn đến việc mất dữ liệu, bị phá hoại hoặc bị chặn truy cập. Việc tìm ra nguyên nhân và khắc phục các lỗi này có thể rất phức tạp và tốn thời gian, đặc biệt là đối với những người không có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực này.

Bổ sung kiến thức về cách kiểm tra và theo dõi các công cụ phân tích để nhanh chóng phát hiện và khắc phục lỗi trên website. Việc cần kiểm tra và sửa chữa mã nguồn, đảm bảo cấu hình máy chủ chính xác, cập nhật và kiểm tra tính tương thích của plugin, và áp dụng các biện pháp bảo mật như sao lưu dữ liệu, cập nhật phần mềm và sử dụng các công cụ bảo mật. 

4. Tốn kém chi phí quản trị website hàng tháng

Việc thuê một nhân viên chuyên nghiệp để quản trị website có thể tốn kém, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải đầu tư vào việc đào tạo nhân viên và trang bị máy tính, phần mềm, cùng các thiết bị cần thiết khác.

Doanh nghiệp có thể sử dụng các nền tảng quản lý website thân thiện như WordPress với các plugin hỗ trợ tự động hóa, hoặc doanh nghiệp tự nâng cao kỹ năng về website tham gia khóa học để bổ sung kiến thức và tối ưu chi phí cho doanh nghiệp. Quản trị website là một công việc đòi hỏi nhiều kiến thức và kỹ năng. Việc hiểu rõ những khó khăn thường gặp sẽ giúp doanh nghiệp có những chuẩn bị tốt hơn và đưa ra các quyết định phù hợp. Tham khảo khóa học chi tiết tại ĐÂY!

200+

Đối tác

8500+

Học viên

92%

Có việc làm
sau khoá học

6

Chi nhánh

TOP
Messenger Icon