1. Blog/
  2. Các hoạt động của Cybersoft

Trả Lời “Mượt Như Nhung” 10 Câu Hỏi Phỏng Vấn Web Developer kinh điển

2.206 Lượt xem

Khi công nghệ hóa ở mọi lĩnh vực ngày càng nhanh, nhu cầu sử dụng các phần mềm, ứng dụng trên các thiết bị smartphone, máy tính,… ngày càng tăng cao và trở nên phổ biến. Kéo theo đó là nhu cầu tuyển dụng lập trình viên ngày càng lớn. Trong đó, lập trình web đang là vị trí đem lại mức thu nhập cao cùng vô số cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Có câu đầu xuôi đuôi mới lọt, vậy làm thế nào để thuận lợi vượt qua cửa ải phỏng vấn đầu tiên với nhà tuyển dụng? 

Bỏ túi ngay bí kíp trả lời 10 câu hỏi phỏng vấn Web Developer phổ biến nhất dưới đây để “băng băng” nhận job như ý

Câu 1:  Phân biệt giữa FrontEnd và BackEnd, điểm khác biệt là gì?

 Lập trình viên web thường được chia thành hai loại chính:

  • Lập trình viên FrontEnd: Chịu trách nhiệm xây dựng phần giao diện mà người dùng thấy được (phía client). Thông thường, họ sử dụng HTML, CSS và JavaScript để thiết kế và xây dựng các ứng dụng có khả năng tương tác trực tiếp với người dùng.
  • Lập trình viên BackEnd: Xây dựng các ứng dụng chạy trên máy chủ (phía server). Công việc của họ bao gồm tiếp nhận yêu cầu từ phía client, thực hiện logic xử lý, cập nhật dữ liệu trong cơ sở dữ liệu khi cần và trả về kết quả cho client.

Nếu một người lập trình viên web đảm nhận cả hai vai trò này trong một dự án, họ được gọi là lập trình viên FullStack, có khả năng xây dựng toàn bộ ứng dụng web bằng cách sử dụng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau.

Phân biệt Front-End và Back-end là câu hỏi gần như “bắt cuộc” tại các buổi tuyển dụng Devs

Câu 2: Các thành phần của 1 trang web cơ bản là gì?

Để xây dựng một trang web và đưa nó đến người dùng, chúng ta cần các yếu tố cơ bản sau:

  • Tên miền (domain): Đây là địa chỉ trang web trên internet, người dùng cần nhập đúng địa chỉ này vào thanh địa chỉ của trình duyệt để truy cập trang web.
  • Hosting: Đây là máy chủ chạy trực tuyến trên internet, chức năng của nó là lưu trữ dữ liệu và chạy ứng dụng của bạn.

Mã nguồn (source code): Đây chính là mã nguồn của trang web. Khi người dùng truy cập vào trang web, ứng dụng web sẽ trả về nội dung để hiển thị và có thể cập nhật dữ liệu nếu cần thiết.

 Câu 3: CORS là gì?

CORS, hay Cross-Origin Resource Sharing, là một cơ chế cho phép trình duyệt web truy cập và kiểm soát các tài nguyên nằm ở một tên miền (origin) khác. CORS ra đời vì chính sách same-origin, được áp dụng bởi hầu hết các trình duyệt hiện đại, ngăn chặn các trang web từ việc truy cập và sử dụng tài nguyên từ các tên miền khác mà không được phép.

Trong ứng dụng web thông thường, lập trình viên thường cần giao tiếp với các tên miền khác thông qua việc gọi API. Để tuân thủ chính sách same-origin, CORS được sử dụng để thông báo cho trình duyệt rằng ứng dụng chạy trên một tên miền nhất định được phép truy cập vào tài nguyên nằm ở một tên miền khác.

Câu 4: DOM và HTML DOM là gì?

DOM, viết tắt của Document Object Model hoặc Mô hình Đối tượng Tài liệu, là một giao diện lập trình ứng dụng (API) dùng để truy cập các tài liệu HTML và XML. DOM có cấu trúc dữ liệu dạng cây (Tree), chứa các nút (Node), mỗi nút sẽ có các thuộc tính đặc biệt cho việc hiển thị giá trị hoặc truy xuất dữ liệu.

HTML DOM là một chuẩn mô hình và giao diện lập trình cho HTML, bao gồm:

Các phần tử HTML được biểu diễn dưới dạng các đối tượng (objects).

Thuộc tính (properties) và sự kiện (events) cho tất cả các phần tử HTML.

Phương thức (methods) để truy cập các phần tử HTML.

HTML DOM giúp bạn thực hiện các thao tác trên các trang web, thay đổi nội dung hiển thị và lấy kết quả từ các hành động.

Câu 5: RESTful API là gì?

API (Application Programming Interface) hoặc giao diện lập trình ứng dụng là một trung gian phần mềm cho phép hai ứng dụng giao tiếp với nhau. Trong ứng dụng web, API được sử dụng để giao tiếp giữa phía frontend (client) và phía backend (server). RESTful API là một chuẩn được sử dụng phổ biến trong thiết kế API cho các ứng dụng web, nó tập trung vào quản lý các tài nguyên hệ thống (ví dụ: file, hình ảnh, âm thanh, video, dữ liệu động, …) thông qua giao thức HTTP.

RESTful API được thiết kế để hoạt động chủ yếu dựa trên bốn phương thức CRUD (Create, Read, Update, Delete), tương ứng với bốn phương thức HTTP là POST, GET, PUT và DELETE.

Câu 6: Có bao nhiêu loại phương thức trong HTTP request?

Có tổng cộng 9 loại phương thức trong HTTP request, bao gồm:

GET: Sử dụng để lấy thông tin từ máy chủ.

HEAD: Tương tự như GET, nhưng chỉ trả về phần header, không có phần thân.

POST: Dùng để gửi thông tin đến máy chủ thông qua các tham số của HTTP.

PUT: Dùng để ghi đè toàn bộ thông tin của tài nguyên bằng dữ liệu được gửi lên.

PATCH: Dùng để ghi đè các thông tin đã thay đổi của tài nguyên.

DELETE: Xóa tài nguyên trên máy chủ.

CONNECT: Thể hiện sự thiết lập kết nối đến máy chủ.

OPTIONS: Dùng để mô tả các tùy chọn giao tiếp cho tài nguyên.

TRACE: Sử dụng để thực hiện kiểm tra loop-back đối với tài nguyên.

Câu 7: Database là gì? Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì?

Cơ sở dữ liệu (Database) là một tập hợp có tổ chức của thông tin hoặc dữ liệu, thường được lưu trữ trực tuyến trên hệ thống máy tính. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) là một phần mềm toàn diện đóng vai trò như giao diện giữa cơ sở dữ liệu và người dùng hoặc các chương trình để cho phép người dùng truy xuất, cập nhật và quản lý thông tin được tổ chức và tối ưu hóa.

Có nhiều loại cơ sở dữ liệu phổ biến, bao gồm:

  • Cơ sở dữ liệu quan hệ (Relational Database): Dữ liệu được tổ chức dưới dạng bảng, cột và hàng.
  • Cơ sở dữ liệu hướng đối tượng (Object-Oriented Database): Dữ liệu được biểu diễn dưới dạng đối tượng.
  • Cơ sở dữ liệu phân tán (Distributed Database): Dữ liệu được lưu trữ trên nhiều hệ thống máy tính và mạng khác nhau.
  • Cơ sở dữ liệu NoSQL: Lưu trữ và thao tác với dữ liệu không có cấu trúc.

Câu 8: Sự khác biệt giữa Cookies, Session, Session Storage và Local Storage

  • Cookies: Là một đoạn văn bản chứa thông tin được tạo ra và lưu trên trình duyệt của người dùng. Thường được sử dụng để lưu trữ thông tin như tên đăng nhập, mật khẩu hoặc các tùy chọn do người dùng lựa chọn. Cookies có thể tồn tại trong một thời gian dài và được gửi đến máy chủ mỗi khi trình duyệt yêu cầu một trang.
  • Session: Là cách lưu trữ dữ liệu của người dùng trên máy chủ dưới dạng một phiên làm việc. Thông tin phiên (session) chứa dữ liệu của người dùng trong suốt thời gian họ tương tác với trang web. Khi phiên làm việc kết thúc (thường là sau khi đóng trình duyệt), thông tin phiên sẽ bị xóa.
  • Session Storage: Là bộ nhớ của trình duyệt, có khả năng lưu trữ dữ liệu với dung lượng lớn hơn so với Cookies, thường tới 10MB. Session Storage cho phép ứng dụng web ở phía client đọc và ghi dữ liệu nhanh chóng, giúp giảm thời gian đợi cho các yêu cầu.
  • Local Storage: Cũng là bộ nhớ của trình duyệt, nhưng có khả năng lưu trữ dữ liệu ở dạng vô thức với dung lượng lớn. Dữ liệu trong Local Storage không bị xóa khi phiên làm việc kết thúc và sẽ tồn tại cho đến khi được xóa bởi người dùng hoặc ứng dụng web.

Câu 9: SEO là gì? Website chuẩn SEO là gì?

SEO, viết tắt của Search Engine Optimization, là quá trình tối ưu hóa một trang web để nâng cao vị trí của nó trong các công cụ tìm kiếm như Google, Facebook, và nhiều công cụ tìm kiếm khác. Mục tiêu của SEO là khi người dùng tìm kiếm một từ khoá liên quan đến nội dung mà trang web của bạn cung cấp, trang web của bạn sẽ xuất hiện ở vị trí cao trong kết quả tìm kiếm, thu hút người dùng và được các công cụ tìm kiếm đánh giá cao trong xếp hạng.

Một trang web chuẩn SEO là trang web được thiết kế sao cho phù hợp với các công cụ tìm kiếm như Google hay Facebook. Mỗi công cụ tìm kiếm có thuật toán tìm kiếm riêng, vì vậy cũng có cách tối ưu hóa riêng. Tuy nhiên, để đảm bảo một trang web được tối ưu SEO, có một số kỹ thuật cụ thể như thêm các thẻ meta, tối ưu hóa giao diện bằng CSS, và sử dụng các deep link.

Câu 10: Các framework phát triển web phổ biến hiện nay

Hiện nay, có nhiều lựa chọn cho việc phát triển web, bao gồm:

Dành cho phần Frontend:

React

Angular

Vue.js

jQuery

Ember.js

Các framework và thư viện trên đều được viết bằng JavaScript hoặc TypeScript và thường được sử dụng cho việc phát triển giao diện người dùng.

Dành cho phần Backend:

Django: Một framework mã nguồn mở được viết bằng Python.

Laravel: Một framework được viết bằng PHP theo mô hình MVC.

Ruby on Rails: Một framework được viết bằng Ruby.

Express: Một framework cho Node.js được viết bằng JavaScript.

Spring: Một framework đa năng thường được sử dụng cho phát triển web bằng Java.

Bonus: Bạn đã có người yêu hoặc gia đình chưa? Nếu có rồi, bạn sẽ ưu tiên công việc hay tình cảm hơn? 

Không chỉ đối với Lập trình mà bất kỳ ngành nào, bất kỳ ai thì việc cân bằng công việc với cuộc sống sẽ đem lại động lực cũng như tinh thần phát triển nghề nghiệp lâu dài. Tùy thời điểm, từng hoàn cảnh mà mình sẽ cân nhắc và đưa ra quyết định phù hợp nhất. Công việc hay tình cảm đối với mình đều không thể thiếu.

Bên cạnh việc chuẩn bị câu trả lời phỏng vấn một cách kỹ lưỡng, tâm lý bình tĩnh tự tin là vô cùng quan trọng để “bách chiến bách thắng” khi ứng tuyển bất kỳ công ty hoặc vị trí nào. Kỹ năng và kinh nghiệm đúc kết từ dự án thực tế mới là mấu chốt để nhà tuyển dụng quyết định có chọn bạn hay không. Đừng bỏ qua cách để có chiếc CV ấn tượng với các dự án chất lượng giúp chinh phục nhà tuyển dụng “từ cái nhìn đầu tiên”. Tại ĐÂY!

200+

Đối tác

8500+

Học viên

92%

Có việc làm
sau khoá học

6

Chi nhánh

TOP
Messenger Icon